Việc giám sát và quản lý nhân viên bảo vệ HSS rất quan trọng? Bởi vì nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người đại diện Công ty HSS làm việc về việc giữ an ninh, tài sản và tính mạng của Khách hàng, đồng thời thái độ nhân viên bảo vệ tốt sẽ làm khách hàng hài lòng, việc quản lý nhân viên một cách khoa học sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.
I. Xây dựng hệ thống quản lý:
Tổ chức quản lý nhân viên trực tiếp, quản lý từ xa để đảm bảo công việc hiệu quả
1. Quản lý trực tiếp
– Có kế hoạch quản lý mục tiêu và quản lý nhân viên bảo vệ một cách thường xuyên.
– Đội trưởng tại mỗi mục tiêu có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, chỉ huy và phối hợp với các nhân viên bảo vệ để hoàn thành nhiệm vụ.
– Nâng cao tính tự giác của mỗi bảo vệ, đảm bảo tối đa tính chuyên nghiệp và đảm bảo an ninh, an toàn tối đa cho khách hàng.
2. Tuần tra cơ động
Thường xuyên tuần tra cơ động để đảm bảo công việc được thực hiện đúng chuẩn
– Hoạt động nghiệp vụ tại các mục tiêu được kiểm tra, giám sát thông qua đội tuần tra cơ động.
– Công tác tuần tra cơ động được tiến hành thường xuyên, ngẫu nhiên, bảo đảm tính trung thực, độc lập và khách quan của hệ thống quản lý nghiệp vụ.
– Nâng cao tính tự giác và ý thức trách nhiệm của mỗi nhân viên.
3. Điều động định kỳ
– Các nhân viên bảo vệ sẽ được điều động, luân chuyển định kỳ ba đến sáu tháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
– Mục tiêu của hoạt động này là đảm bảo tối đa nhu cầu an ninh, an toàn của khách hàng. Đồng thời phát huy tinh thần và ý thức của mỗi nhân viên bảo vệ.
4. Điều hành trực tuyến
– Phòng nghiệp vụ Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hoàng Phi Hổ thường xuyên tiến hành kiểm tra nghiệp vụ tại các mục tiêu.
– Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết tập thể Công ty và tạo tinh thần dân chủ dựa trên mối quan hệ bình đẳng và cởi mở.
– Gián tiếp quản lý công tác nghiệp vụ và động viên tinh thần nhân viên thông qua các chế độ phúc lợi đảm bảo quyền lợi người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, công đoàn, khen thưởng, kỷ luật.
5. Bồi dưỡng nghiệp vụ
– Các đội trưởng tham gia bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ quản lý trong các khoá học được tổ chức hàng quý.
– Nhân viên bảo vệ thường xuyên được tu nghiệp, cập nhật các kiến thức và kỹ năng chuyên môn đảm bảo tối đa năng lực nhân viên và chất lượng dịch vụ do chúng tôi cung cấp.
II. Cách quản lý nhân viên bảo vệ hiệu quả:
Thường xuyên đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng cho nhân viên bảo vệ
Trong bối cảnh xã hội đang ngày càng có nhiều tệ nạn trộm cắp, gây mất trật tự an ninh như hiện nay thì đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, đáng tin cậy, đảm bảo an toàn tài sản và an ninh trật tự là việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với từng công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không biết cách quản lý nhân viên bảo vệ, không những chỉ tiêu tốn tiền bạc mà công việc lại không được hiệu quả như ý muốn.
1. Phải có bảng phân công công việc rõ ràng
Quản lý và đội trường cần tiến hành phân công công việc cho từng nhân viên một cách thật rõ ràng và cụ thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch dự phòng cũng rất cần thiết để có thể điều chỉnh hoặc thay thế hợp lý trong trường hợp thừa hay thiếu nhân viên.
2. Thường xuyên đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên
Hoạt động đào tạo nhân viên là vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp nhân viên nâng cao được nghiệp vụ và kỹ năng của nhân viên bảo vệ. Đặc biệt là những kỹ năng: xử lý tình huống, phòng cháy chữa cháy, huấn luyện võ thuật, kỹ năng giao tiếp…
3. Kiểm tra nhân viên với tần suất phù hợp và khéo léo
Đôi khi việc theo dõi và kiểm soát nhân viên quá gắt gao sẽ khiến nhân viên không thoải mái, do đó quản lý nên kiểm tra nhân viên với tần suất phù hợp.
4. Có mức đãi ngộ phù hợp với mức độ công việc
Quản lý và đội trưởng bảo vệ nên đánh giá nhân viên dựa vào mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao. Điều này sẽ đưa đến chế độ khen thưởng rõ ràng và công tâm, tránh tình trạng nhân viên cảm thấy bị đối xử bất công.
5. Thực hiện chấm công, chấm giờ tăng ca cho nhân viên
Quản lý và đội trưởng chấm công giờ làm cho nhân viên mỗi ca trực trên hệ thông quản lý và đối soát công vào cuối mỗi tuần, mỗi tháng.
6. Báo cáo giao ban hàng ngày/tuần/tháng
Báo cáo công việc theo yêu cầu của giám đốc, phó giám đốc, bộ phận phụ trách nghiệp vụ. Để các cấp quản lý nắm được tiến trình công việc và có các phương án xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
III. Những kinh nghiệm quản lý nhân viên bảo vệ
Công ty chuyên nghiệp luôn thường xuyên đánh giá và khen thưởng nhân viên
Mỗi công ty bảo vệ có rất nhiều nhân viên nên rất cần đến những người quản lý nhân sự giỏi. Với mỗi nhân viên là một tính cách, một cá nhân khác biệt. Với những cá tính riêng do đó đòi hỏi ở người quản lý rất nhiều kỹ năng xử lý, giám sát công việc. Điều này không chỉ giúp người bảo vệ hoàn thành tốt công việc mà còn là nơi gửi gắm những tâm tư tình cảm, gắn kết các cá nhân với nhau tốt hơn.
– Giúp nhân viên bảo vệ phát huy khả nǎng: Người quản lý nhân viên bảo vệ không chỉ là người định hướng cho nhân viên mà còn là người xác định các mục tiêu công việc cụ thể của từng nhân viên. Giúp họ có thể phát huy năng lực, tài năng của mình trong công việc.
– Biết khen đúng lúc, trách đúng việc: Nếu nhân viên của mình làm việc tốt nên khen thưởng họ để họ có năng lượng tích cực và động lực phấn đấu. Tuy nhiên, với những điểm yếu của nhân viên bảo vệ, người quản lý phải biết cách tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.
– Trao phần thưởng cho người xứng đáng: Công ty nên trao thưởng cho nhân viên bảo vệ làm việc tốt và cống hiến cho sự phát triển của công ty. Phần thưởng không nhất thiết phải là các khoản tiền mặt. Có thể là những ngày nghỉ phép, chuyến đi chơi xa, tham gia khóa học bổ ích… Đây cũng là cách làm khiến nhân viên ở bất kỳ vị trí, công việc nào cũng cảm thấy hạnh phúc vì được coi trọng. Là động lực để họ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn nữa, góp phần to lớn tạo nên dịch vụ bảo vệ uy tín.